Tập huấn nghiệp vụ “Trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc”

Cập nhật lúc : 11/06/2019

Trong 3 ngày (10-12/6), tại Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Cục Bảo trợ Xã hội ( Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với Bệnh viện Lao phổi Trung ương tổ chức Lớp tập huấn công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với người bệnh nhân lao/lao kháng thuốc. Mục tiêu lớp tập huấn nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao/lao kháng thuốc; gia tăng số lượng các nhóm dân cư yếu thế được phòng ngừa, sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân lao tạ

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết: Trong thời gian qua, công tác phòng, chống bệnh lao của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, số bệnh nhân lao đã giảm đáng kể. Thống kê hiện nay nước ta có khoảng 124.000 bệnh nhân lao. Lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, là vấn đề của xã hội nên nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu đến năm 2030, cơ bản xóa bỏ bệnh lao, người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao; Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 21/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án án “Quỹ Toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2018-2020” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ cho Bộ Y tế; Quyết định số 2435/QĐ-BYT ngày 11/4/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Văn kiện Dự án “Quỹ Toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2018-2020” do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ.

Bệnh lao để lại những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Người mắc bệnh lao không chỉ đối mặt với bệnh tật, suy giảm sức khỏe, nguy cơ đến sự sống còn của bản thân mà còn phải đối mặt với chi phí điều trị y tế tốn kém, những thiệt hại về tài chính, kinh tế do mất khả năng hoặc suy giảm khả năng lao động, bị tổn thương về tâm lý xã hội, khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng. Cuộc sống của gia đình có bệnh nhân lao trở nên khó khăn hơn, nguy cơ cao rơi vào tình trạng nghèo đói, chi phí xã hội tăng cao  bởi các chi phí phòng chống lao và các thiệt hại kinh tế do bệnh lao mang lại đối với lực lượng lao động xã hội. Do vậy, để phòng, chống lao có hiệu quả bên cạnh ngành Y tế với vai trò chủ đạo, cần có sự chung tay của toàn xã hội, sự hỗ trợ, trợ giúp của cộng đồng để người mắc lao và gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, hòa nhập xã hội.

Tỉnh Khánh Hòa và Hòa Bình là hai địa phương được chọn thực hiện Dự án trợ giúp xã hội đối với bệnh nhân lao/lao kháng thuốc tại cộng đồng. Đây là hai tỉnh có sự cam kết tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội với các ban, ngành chức năng của địa phương, đặc biệt là ngành Y tế trong việc triển khai mô hình thí điểm. Bên cạnh đó, có đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH nhiệt tình, triển khai có hiệu quả hoạt động trợ giúp, tư vấn, cung cấp các dịch vụ CTXH đối với người bệnh đến tất cả các hộ gia đình có người bệnh lao phổi tại cộng đồng. Dự án tập trung vào các hoạt động chính như: Hỗ trợ điều phối hoạt động tại tuyến tỉnh, huyện; Hỗ trợ tư vấn, kết nối chuyển tuyến; hỗ trợ quản lý ca; tư vấn bệnh nhân tuân thủ điều trị, tránh bỏ trị; Cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội, gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, mua thẻ BHYT và đào tạo nghề, tìm việc làm; Hỗ trợ chuyển gửi bệnh nhân; Mua sắm trang thiết bị; Truyền thông nhân cao nhận thức người dân về vấn đề lao/lao kháng thuốc

Để triển khai Dự án, nhân viên CTXH có vai trò rất quan trọng trong trợ giúp bệnh nhân như: Tư vấn, tham vấn hỗ trợ tâm lý, người biện hộ/vận động chính sách, nhà giáo dục. Trong đó, tư vấn chẩn đoán lâm sàng tập trung vào các hoạt động: Xác định đối tượng cần tư vấn, cách thức nhận diện đối tượng để tư vấn và nội dung cần tư vấn. Tư vấn điều trị lao tập trung tư vấn trực tiếp cho người bệnh và gia đình. Tư vấn hỗ trợ hòa nhập tập trung vào tư vấn chính sách, nghề nghiệp và giải quyết các xung đột. Cụ thể là cung cấp các dịch vụ CTXH cho người bệnh và gia đình có người mắc bệnh lao và lao kháng thuốc về tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan đến việc phát hiện, chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình, cộng đồng. Hỗ trợ các nhu cầu cần thiết để chăm sóc tốt người mắc bệnh lao phổi kháng thuốc, kết nối, chuyển tuyến đối tượng đến cơ sở trợ giúp phù hợp; tìm kiếm việc làm, sắp xếp các hình thức chăm sóc, phát triển cộng đồng, hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng. Nâng cao nhận thức về chăm sóc dự phòng bệnh lao cho nhóm người có dấu hiệu về vấn đề lao.

Cũng trong khuôn khổ buổi tập huấn, các đại biểu đã được nghe giảng viên trình bày nội dung về tham vấn tâm lý cho bệnh nhân lao phổi và kiến thức chung về CTXH trong lĩnh vực lao phổi; truyền thống trong lĩnh vực này và hoạt động quản lý ca bệnh nhân lao phổi./.

Bình luận
TỪ KHOÁ:
Tin liên quan

Bản quyền thuộc về VNCA, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Địa chỉ : Tầng 5, Nhà C, 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : (024)39447254
Fax:(024) 39447267
Ghi rõ nguồn "Uỷ Ban Quốc Gia Người Cao Tuổi Việt Nam" hoặc "http://vnca.molisa.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này